Điêu Khắc Đá Nghệ Thuật – 3 Loại Đá Nghệ Thuật Phổ Biến

Điêu Khắc Huy Hùng 15/10/2023
5/5 - (1 bình chọn)

Điêu khắc đá nghệ thuật có mặt từ lâu đời ở Việt Nam và được nhiều người ưa chuộng sử dụng như những vật phẩm phong thủy đem đến may mắn trong cuộc sống. Tuy nhiên để tìm hiểu sâu về các loại đá có thể sử dụng để điêu khắc hay lịch sử của nghệ thuật điêu khắc thì chỉ những người sành sỏi mới để ý. Chính vì vây, bài viết dưới đây Điêu Khắc Hùng Lam sẽ cung cấp cho các bạn những điều cơ bản cần biết về điêu khắc đá nghệ thuật.

Lịch sử nghệ thuật điêu khắc

Ở Việt Nam, điêu khắc đã xuất hiện ngay từ những ngày đầu của lịch sử nước nhà. Trong các nền văn hoá khảo cổ như: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn ở miền Bắc; Hay Sa Huỳnh ở miền Trung; Óc Eo ở Nam Bộ…. Đều đã có sự xuất hiện của nghệ thuật điêu khắc mà minh chứng để lại là những bức tượng điêu khắc cỡ nhỏ và rất nhỏ bằng đá, đất nung hay đồng.

Nghệ thuật điêu khắc tại Việt Nam đã xuất hiện từ lâu đời và cho đến nay, sau rất nhiều năm giữ gìn và phát triển, nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vẫn giữ được những nét độc đáo, phong phú từ thời xa xưa. Bên cạnh việc gìn giữ nét văn hóa cổ xưa thì nghệ thuật điêu khắc tại Việt Nam cũng kết hợp với thời đại mới để tạo ra sự đổi mới của ngành nghề này, du nhập và phát triển dựa trên những nền tảng điêu khắc cổ xưa. Từ đó ra đời những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật hiện đại và phù hợp hơn với cuộc sống hiện nay.

Điêu khắc đá nghệ thuật

Điêu khắc đá nghệ thuật là nghệ thuật tạo hình bằng khối nổi và chìm, đặc và rỗng trong không gian 3 chiều (ngang, dọc, sâu) bởi đôi bàn bàn tay của các nghệ nhân khéo léo để tạo nên một hình ảnh hư cấu nghệ thuật và mang tính tượng trưng giúp tái hiện lại hình ảnh một cách sáng tạo và đầy tính nghệ thuật với tượng các con vật, tượng đá phong thủy…. Riêng diêu khắc đương đại thì nó được khai thác thêm một chiều không gian trong điêu khắc mới đó là chiều thứ 4- thời gian.

Các nghệ nhân điêu khắc tượng đá phải là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điêu khắc và đã từng điêu khắc nhiều tác phẩm khác. Do đó, mỗi tượng đá đều có chất riêng của mỗi nghệ nhân và thể hiện sự tinh tế trong từng sản phẩm.

Tượng đá nghệ thuật có những ưu điểm nổi bật được nhiều người lựa chọn bởi vì giá trị thẩm mỹ cao, nét đẹp sang trọng và giá cả lại hợp lý. Đặc biệt, những sản phẩm đá nghệ thuật được chế tác từ đá tự nhiên nguyên khối nên có độ bền cao bất chấp thời gian.

Cách phân chia các thể loại điêu khắc

Điêu khắc Nguyên thủy: Xuất hiện sớm nhất trong các văn hoá khảo cổ khắp cả 3 miền. Mà điển hình nhất là Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo với kích cỡ nhỏ đến rất nhỏ, được làm từ các chất liệu như đá, đất nung, đồng.

Điêu khắc Tôn giáo: Phật giáo và các tượng Phật và phù điêu trong các chùa tháp cổ; Ấn Độ giáo với các tượng điêu khắc thần và linh vật trong các đền tháp Chămpa-  Phù Nam- Khmer; Nho giáo và Đạo giáo trong các công trình đình- đền- quán- miếu.

Điêu khắc Tôn giáo

Điêu khắc Nguyên sơ của người đồng bào miền núi: Tượng nhà mồ Tây Nguyên; Mặt nạ gỗ của một số dân tộc khác ở miền Trung và miền Bắc.

Ngoài ra còn có thể phân chia các loại hình điêu khắc dựa theo địa lý – văn hóa như:

Khu vực chịu ảnh hưởng Ấn Độ giáo và Phật giáo nguyên thủy ở Trung và Nam Bộ với ranh giới xa nhất về phía Bắc là đèo Ngang. Vùng này tạo nên các đặc trưng riêng của điêu khắc Chămpa, Phù Nam và Khmer Nam Bộ.

Khu vực chịu ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo trước thế kỷ XVI, xuất hiện chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rồi sau đó dần dần bao trùm khắp nước.

Các loại đá nghệ thuật phổ biến

Đá trắng

Đá trắng là loại đá nguyên khối, tính chất cứng và bền. Đá trắng có độ bóng cao làm cho việc lau chùi và vệ sinh tượng đá rất dễ dàng. Đá không bị bám bụi nhay xỉn màu, vỡ mủn đá.

Các mẫu tượng đá trắng mang đến vẻ đẹp rất sang trọng do có ít vân đá, độ bóng cao. So với các đá khác thì đá trắng có tính chất chịu lực tốt hơn, không bị mài mòn theo thời gian.

Đá ngọc

Đá ngọc thuộc dòng đá cẩm thạch – một loại đá quý, được khách hàng đến từ các nước châu Á ưa chuộng bởi vì sở hữu độ bền cao hơn so với các loại đá quý khác. Chúng có kết cấu vi sợi nên có độ dai chắc cao nhất. Bởi vậy mà khi điêu khắc thành tượng Phật sẽ dễ hơn trong việc thể hiện được nét đẹp tinh tế của từng vị Phật.

Đá ngọc

Đá thạch anh

Đá thạch anh là một loại đá quý hiếm, rất khó tìm thấy trong tự nhiên. Chính vì sự quý hiếm của đá mà việc tạo ra những bức tượng Phật từ đá thạch anh từ nhiên rất quý và giá trị kinh tế cũng cao hơn so với những loại đá thông thường khác.

Tượng Phật bằng đá thạch anh theo như phong thủy thì có thể giúp xua tan tà khí, thanh lọc những luồng khí độc hại, mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái cho cuộc sống. Tượng được làm từ đá thạch anh được coi như một niềm tin huyền bí giúp con người giảm bớt đi những áp lực nặng nề trong cuộc sống. Đá thạch anh có rất nhiều loại (thạch anh trắng, thạch anh tóc vàng, thạch anh hồng,…) nhưng chủ yếu tượng Phật bằng đá thạch anh làm từ 4 loại chính: thạch anh vàng, thạch anh tím, thạch anh trắng, thạch anh xanh.