Phong thủy

Nguyên tắc thiết kế lối đi đúng phong thủy để chiêu nạp tài lộc

Điêu Khắc Huy Hùng 15/07/2022
5/5 - (1 bình chọn)

Gia đình có thể bị sát khí quấy nhiễu và gia chủ dễ bị hao tài nếu các lối đi trong nhà phạm những điều tối tỵ trong phong thủy.

 

Lối đi nên được thiết kế thông thoáng

Nguyên tắc tạo lối đi giúp thúc đẩy tài vận của chủ nhân

Các vật ngăn cách lối đi với phòng ở

Lối đi không nên quá xuyên suốt từ cửa ra vào tới các phòng vì rất dễ khiến trường khí thoát ra ngoài. Khi đó, ngôi nhà rất khó đạt hiệu quả “tang phong tụ khí”, thúc đẩy tài lộc.

Thông thường để trang trí và tạo sự ngăn cách ở các lối đi, bạn có thể sử dụng kính, giá sách hay tủ trưng bày… Tuy nhiên, khi bố trí những đồ vật này, bạn phải đảm bảo nguyên tắc “hạ thực, thượng không”, tức phải để vật ngăn cách càng sát với nền nhà càng tốt và nên chừa một khoảng trống thông thoáng ở phía trên. Điều này sẽ giúp tài khí không thoát ra ngoài và tạo thuận lợi cho việc chiếu sáng và trao đổi khí, tăng cường tài vận.

Độ cao hợp lý của vật ngăn cách ở lối đi là khoảng 2m vì nếu quá thấp sẽ không đem đến tác dụng chiêu tài nạp khí còn quá cao sẽ cản trở tài khí vào nhà.

Diện tích lối đi

Dù diện tích nhà lớn hay nhỏ, lối đi vẫn là nơi trọng yếu để nạp khí nên bạn nên thiết kế rộng rãi một chút. Lối đi có tác dụng ngăn cản khí từ bên ngoài vào nhà và đẩy khí trong nhà ra ngoài khiến chủ nhân dễ hao tài tốn của.

Chính vì vậy, lối đi thông thoáng sẽ giúp tài khí hội tụ trong nhà lâu hơn, còn nếu diện tích quá nhỏ sẽ khiến tài lộc bị suy yếu.

Lưu ý khi lắp la phông ở lối đi

Ở lối đi, bạn không nên lắp la phông quá thấp để tránh gây cảm giác ức chế. Theo phong thủy, đây là biểu tượng không tốt, khiến người trong nhà luôn bị áp bức và khó có tiền đồ.

La phông ở lối đi nên được lắp cao một chút để không khí lưu thông thuận lợi, giúp tài vận tăng cao. Tuy nhiên, chủ nhà cũng không nên lắp quá cao để tổng thể căn nhà mất cân đối, các thành viên cảm thấy chông chênh, thiếu điểm tựa.

Các vật liệu khi thiết kế lối đi

Tường ở lối đi nên bằng phẳng và trơn láng. Tường lối đi gồ ghề hoặc được trang trí bằng đá sỏi cao thấp khác nhau có thể khiến vận thế khó thuận lợi, gặp nhiều trở ngại.Vật liệu để bố trí ở tường lối đi nên là kính hoặc gạch láng. Nếu không, bạn có thể thay thế bằng những chiếc tủ trang trí hoặc bình phong. Mặt nền ở lối đi chỉ cần không bị nghiêng lệch là được.

Tường ở lối đi cần đảm bảo bằng phẳng, trơn láng

Một số lỗi phong thủy khi thiết kế lối đi

Lối đi thẳng vào cửa chính

Các vật không nên để “xông thẳng” vào cửa chính vì rất dễ gây sát khí. Lối đi từ ngoài đường vào cửa chính hay từ cửa chính vào các phòng trong nhà đều không nên trực diện xuyên suốt với nhau.

Với lối đi từ ngoài vào cửa chính, bạn có thể trồng cây xanh để cản sát khí nhưng không nên trồng cây quá cao vì sẽ làm cản lối trường khí vào nhà, gây bệnh tật và bất lợi cho tài lộc.

Vật ngăn lối đi quá cao

Ở lối đi từ cửa chính vào phòng khách, vật ngăn quá cao không những gây cảm giác ức chế mà còn ngăn tài khí từ ngoài vào. Điều này có thể coi như bạn đang “đóng cửa không đón tiếp Thần Tài”.

Mặt nền tại lối đi quá trơn láng

Mặc dù phần tường lối đi nên bằng phẳng nhưng mặt nền thì không nên quá trơn láng. Nếu mặt nền lối đi quá láng sẽ khiến mọi người dễ trượt ngã, sức khỏe dễ bị ảnh hưởng, đồng nghĩa với tiền tài dễ bị “trượt” ra ngoài.

Đường nước ngầm cũng không nên đi qua khoảng cách giữa lối đi và cửa chính để tránh bị ô nhiễm, tài lộ không thuận lợi.